Tự lực và tha lực trong Phật giáo Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Tự lực và tha lực trong Phật giáo

    • USD 3.99
    • USD 3.99

Descripción editorial

Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Hai khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Nhìn một cách khái quát, có vẻ như các pháp môn trong Phật giáo thường nghiêng về một trong hai khuynh hướng, hoặc nhấn mạnh vào tự lực, hoặc nhấn mạnh vào tha lực. Tuy nhiên, ở mức độ thực hành giáo pháp một cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai khuynh hướng này đều đồng thời hiện hữu trong mọi tiến trình tu tập của người Phật tử.

Dù vậy, trên bình diện lý thuyết thì để có thể thực sự nhận ra sự song song tồn tại của tự lực và tha lực, trước tiên chúng ta cần nhận hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này trong Phật giáo, cũng như thấy được các mối tương quan giữa chúng trong mọi tiến trình tu tập.

Gần đây chúng tôi nhận thấy xuất hiện khá nhiều khuynh hướng tranh luận xoay quanh vấn đề tự lực và tha lực, phần lớn đều xuất phát từ sự nhận hiểu về chúng như những khái niệm loại trừ lẫn nhau. Nhận thức như thế hoàn toàn trái ngược với những lời dạy trong Kinh điển, đồng thời mỗi chúng ta cũng có thể nhận rõ được tính chất bất hợp lý đó bằng vào sự phân tích cũng như quán chiếu các kinh nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên, chính nhận thức sai lầm phổ biến này đã và đang dẫn đến nhiều sự hoài nghi về Kinh điển, do không nhận hiểu theo đúng tinh thần "như thị" mà đức Thế Tôn truyền dạy. Một khi tiếp cận với Kinh điển qua lớp kính màu thiên kiến, dù là một hành giả nhiệt tình với đạo pháp cũng có thể dễ dàng nhận hiểu và diễn giải sai lệch ý nghĩa của giáo pháp. Hệ quả tai hại của điều này là có thể khiến cho một số Phật tử sơ cơ rơi vào chỗ hoang mang vì nhận hiểu sai lệch, thậm chí là mâu thuẫn với Kinh điển. Và ở mức độ nguy hiểm hơn, có thể khiến cho những Phật tử có nhận thức sai lầm như thế sẽ đi vào con đường tu tập chệch hướng.

Các tông phái Phật giáo khác nhau tuy có thể chọn những phương tiện hành trì khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý với nhau rằng, việc xác lập một con đường tu tập đúng hướng nhất thiết phải dựa trên nền tảng những lời dạy từ Kinh điển. Vì thế, trong sách này chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng các trích dẫn trực tiếp từ Kinh điển để chỉ ra những điểm lệch lạc trong cách nhận thức vừa nêu trên. Các phần kinh văn trích dẫn trong sách này nếu không ghi rõ người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu rằng đó là bản Việt dịch của chúng tôi.

GÉNERO
Religión y espiritualidad
PUBLICADO
2023
22 de enero
IDIOMA
VI
Vietnamita
EXTENSIÓN
122
Páginas
EDITORIAL
United Buddhist Publisher
VENTAS
Draft2Digital, LLC
TAMAÑO
306.6
KB

Más libros de Nguyễn Minh Tiến

Học Phật Đúng Pháp Học Phật Đúng Pháp
2023
Góp Nhặt Thời Gian Góp Nhặt Thời Gian
2023
Vầng sáng từ phương Đông Vầng sáng từ phương Đông
2023
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
2023
Tứ Diệu Đế Tứ Diệu Đế
2023
Truyện tích Vu Lan Truyện tích Vu Lan
2023

Otros libros de esta serie

Nguồn Chân Lẽ Thật Nguồn Chân Lẽ Thật
2022
Những Tâm Tình Cô Đơn Những Tâm Tình Cô Đơn
2022
Phóng sinh chuyện nhỏ khó làm Phóng sinh chuyện nhỏ khó làm
2022
Vì sao tôi khổ? Vì sao tôi khổ?
2023
Cẩm nang phóng sinh Cẩm nang phóng sinh
2021
Thắp ngọn đuốc hồng Thắp ngọn đuốc hồng
2023