Khuyên người bỏ sự giết hại Khuyên người bỏ sự giết hại
#3 - An Sĩ Toàn Thư

Khuyên người bỏ sự giết hại

    • € 3,49
    • € 3,49

Beschrijving uitgever

Giáo huấn của các bậc thánh nhân, tuy nói rằng đại thể đều như nhau, nhưng pháp Phật quả thật vượt trội hơn hết. Không cần phải xét đến ý nghĩa sâu xa uyên áo, chỉ ngay nơi việc đức Phật chế định giới không giết hại đã có thể khẳng định chắc chắn ngài là bậc thánh của các vị thánh, không ai có thể sánh kịp.

Đã là con người thì dù sáng suốt hay ngu muội, ai ai cũng xem việc bị giết hại là nỗi khổ lớn nhất, mà được duy trì sự sống là ân đức lớn nhất. Cho nên, luận về tội ác nặng nề thì không gì hơn tội giết hại, mà phước báu lớn nhất thì không gì hơn ngăn cản việc giết hại.

Hết thảy loài vật đều tham sống sợ chết, tìm chỗ an ổn, tránh chỗ nguy hại, so với tâm lý con người không khác! Thế mà những từ ngữ nói đến sự giết hại loài vật để phục vụ việc ăn uống lại thấy lẫn lộn dẫy đầy trong kinh thư, sách truyện của Nho gia, khiến người ta xem mãi cũng thành quen, rồi cho là việc đương nhiên phải vậy.

Nếu không có bậc Đại Hùng[1] rủ lòng thương xót chúng sinh mà trước tiên chế định giới cấm, thống thiết răn dạy, thì đâu có ai biết đến ý nghĩa "hết thảy chúng sinh đều sẵn tánh linh, hết thảy vạn vật đều đồng tánh thể"?

Nay các nhà Nho cũng nói đến việc thương yêu loài vật, nhưng tôi không hiểu nổi những việc như cắt xẻ, băm vằm... sao có thể nói là thương yêu được? Sách Nho dạy rằng: "Chặt một cái cây, giết một con thú mà không đúng lúc, ấy là bất hiếu." [2] Nhưng họ thật không biết rằng, hòa khí an ổn vẫn luôn tồn tại, vốn trong vũ trụ này không có bất kỳ thời điểm nào thích hợp cho việc giết hại cả! Mỗi khi có nạn hạn hán, lụt lội, triều đình cũng biết cấm tuyệt sự giết mổ để mong cảm động lòng trời, nhưng lúc bình thường lại buông thả khích lệ sự giết chóc, xâm hại hòa khí của đất trời, gieo mầm tai ương, cứ để yên như thế mà chẳng nói gì đến, tôi thật không biết phải hiểu điều ấy như thế nào?

Trong Kinh dạy rằng:[3] "Bậc Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất hiện ở thế gian, lập tức truyền lệnh khắp nơi, dứt trừ việc giết hại, khiến cho nhân dân trong cõi nước đều được được hưởng phước báu an vui, tuổi thọ lâu dài, thậm chí không bao giờ nghe đến những từ ngữ như chiến tranh, đói khổ."

Chúng ta không may sinh vào thời uế trược, đạo đức thế gian ngày càng suy thoái, các bậc tiên thánh nhìn thấy khuynh hướng giết hại sinh linh đã quá nặng nề, thật khó thay đổi, nên vạn bất đắc dĩ mới dạy rằng "không nên giết hại quá nhiều". Nhưng rồi những lời ấy truyền lại qua sách vở, không khỏi bị những kẻ phàm tục tham ăn háo uống dựa vào đó để thỏa mãn lòng ham muốn, [tự cho rằng nếu giết hại không quá nhiều thì có thể chấp nhận được]. Nói ra thật khiến người ta không sao kiềm được sự thương xót bi ai.

GENRE
Religie en spiritualiteit
UITGEGEVEN
2021
24 juli
TAAL
VI
Vietnamees
LENGTE
457
Pagina's
UITGEVER
Nguyên Minh
GROOTTE
463,9
kB

Meer boeken van Nguyễn Minh Tiến

Học Phật Đúng Pháp Học Phật Đúng Pháp
2023
Góp Nhặt Thời Gian Góp Nhặt Thời Gian
2023
Vầng sáng từ phương Đông Vầng sáng từ phương Đông
2023
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
2023
Tứ Diệu Đế Tứ Diệu Đế
2023
Tự lực và tha lực trong Phật giáo Tự lực và tha lực trong Phật giáo
2023

Andere boeken in deze serie

Khuyên người bỏ sự tham dục Khuyên người bỏ sự tham dục
2021
Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
2021
Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
2021
Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
2021