Những nghịch lí trong lịch sử Trung Hoa
-
- € 6,49
-
- € 6,49
Beschrijving uitgever
Nguyên cuốn Những nghịch lí trong lịch sử Trung Hoa có tên Phản kinh, là cuốn sách lạ lùng, trước chưa có và sau cũng không hề có cuốn nào tương tự xuất hiện (kì thư vô tiền tuyệt hậu), trong kho kinh điển và trong rừng sách vở Trung Hoa.
Phản kinh do Triệu Nhuy (đời Đường) là một ẩn sĩ, là một nhà bác học, nhiều tài năng và chuyên nghiên cứu chính trị biên soạn.
Phản kinh gồm 64 thiên, có thể quy về mấy vấn đề chính :
(1) Đạo đức, tài năng của người làm vua, làm bề tôi, làm quan, làm tướng.
(2) Những phương pháp chọn người, bổ dụng người và phân phó chức vụ.
(3) Các thể chế chính trị từ thời vua Nghiêu, vua Vũ đến thời Tùy, Đường.
(4) Phân tích nguyên nhân được mất, thịnh suy, hưng phế, của cuộc tranh hùng tranh bá, của các các vua chúa và các triều đại.
(5) Những tri thức mà các bậc vua chúa, những người làm chính trị, các nhà lãnh đạo, những người cầm quân phải biết.
(6) Phản kinh nêu những tệ đoan sản sinh từ những khái niệm đạo đức (nhân, lễ nghĩa, trí, tín … ) đã từng được nhắc đến trong những kinh điển truyền thống, những khái niệm chính trị (pháp chế, thưởng phạt … ) ngự trị lâu đời trong sách vở Trung Hoa. Có lẽ vì thế mà sách có tên là Phản kinh ?
(7) Sách nêu lên những bài học kinh nghiệm lịch sử, khẳng định những quyền mưu chính trị ưu việt, giúp các vua chúa trị lí tốt quốc gia; quan trọng nhất là phải luôn bài trừ các tệ đoan, cách tân, hợp với lòng dân và thời đại.
(8) Toàn bộ cuốn sách toát lên sự mong ước có một thể chế chính trị tốt đẹp, người cầm quyền sáng suốt, quan lại thẳng ngay, biết làm cho dân giàu nước mạnh, nhân dân no ấm, an cư lạc nghiệp.
Để thể hiện nội dung trên, tác giả đã đọc rất nhiều kinh điển, sách vở có giá trị, tham khảo rất nhiều tư liệu quý giá; chọn lọc nhiều dẫn cụ thể; kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc sảo thông minh; đã tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn của sách.
Vì thế, Phản kinh nhanh chóng trở thành sách gối đầu giường của các bậc vua chúa anh minh, các nhà chính trị kiệt xuất, các nhà quân sự lỗi lạc, các nhà giáo dục nhiệt huyết, các nhà kinh tế giỏi giang, các thương nhân thành đạt.
Không những vậy, sách còn thu hút những người làm văn chương - nghệ thuật tìm đọc một cách say mê; đặc biệt vua Càn Long đã làm thơ ca ngợi.
Có thể nói, đọc xong Phản kinh, trí tuệ càng sáng suốt, bớt đi những tư dục, thiên kiến, như cây cỏ được tắm gội sau cơn mưa Xuân nhẹ nhàng, mát mẻ.
Mặc dù, đã trải qua gần hai ngàn năm thăng trầm của lịch sử, cuốn Phản kinh vẫn còn nguyên giá trị, rất cần thiết cho những người quan tâm đến lịch sử; đến việc chọn người, dùng người; quản lí doanh nghiệp; nghệ thuật quân sự; phương pháp giáo dục, muốn giành thắng lợi trên thương trường.
Là cuốn sách hay, bổ ích, là cuốn sách kì lạ, không tiền tuyệt hậu, nên chúng tôi tham khảo một số cuốn sách bình giảng về Phản kinh và chọn lọc, dịch, biên soạn thành cuốn Những nghịch lí trong lịch sử Trung Hoa, gửi tặng bạn đọc xa gần.