



Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
-
-
3.5 • 2 Ratings
-
Publisher Description
Học giả Phạm Việt Châu thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa, và từng là Giáo Sư Anh Ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Ông cũng từng là nhân viên nồng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên, là trưởng phái đoàn đầu tiên của VNCH ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Sau khi ngày miền Nam VN lọt vào tay cộng sản, học giả Phạm Việt Châu đã tuẫn tiết ít hôm sau đó.
Tập biên khảo Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đã được ấn hành nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) trong khoảng thời gian 1969-1974. Trong lời bạt cho lần xuất bản tập biên khảo này tại Hoa Kỳ (1997), nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét về sự xuất hiện của loạt bài Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh như sau:
… Sau hiệp định ngưng chiến ký kết ở Paris, Hoa Kỳ giao lại cho chính quyền miền Nam vai trò chính yếu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chuẩn bị rút lui “trong danh dự” khỏi một cuộc phiêu lưu làm phân hóa trầm trọng xã hội Hoa kỳ. Những người Việt Nam lạc quan thời bấy giờ thấy le lói một niềm hy vọng mới, hy vọng bằng chính sức mình duy trì và bảo vệ được một chính thể tự do, dân chủ thực sự, trong quan hệ mật thiết với các nước lân bang, và nhất là thoát ra ngoài ảnh hưởng của các cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đại cường. Đó là cụm từ như “thân phận da vàng”, “nỗi buồn nhược tiểu”, “chiến tranh uỷ nhiệm” trở thành thời thượng trong các bài bình luận chính trị, trong các lời ca phản chiến. Bây giờ, chúng ta mới thấy niềm hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng, khi miền Bắc không hề bỏ ý định thôn tính miền Nam dù Hoa kỳ có rút lui, dù phải đốt cháy cả Trường Sơn. Nhưng xin bạn đọc trở lui lại thời kỳ sôi động đầy hoang mang ấy, thời kỳ khắc khoải đi tìm đường của cả một thế hệ, bạn đọc mới thấy những lời viết của Phạm Việt Châu tác động mạnh mẽ như thế nào. Ông cho chúng tôi một căn cước mới, một niềm hãnh diện mới, một gia đình mới, và dĩ nhiên, một hướng đi mới.
Hơn 40 năm sau khi loạt bài được đăng tải lần đầu (1969-1974), cùng với các tranh chấp biên giới và lãnh hải giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ phương Bắc (và với cả các lân bang Trăm Việt), những điều chứa đựng trong Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh ngày càng minh bạch và đầy ý nghĩa.
Customer Reviews
Những cái bóng sau lịch sử chiến tranh Việt Nam
Là người đọc giả thuộc thế kỷ 21 của tác giả này hay chỉ là người "tham khảo" về lịch sử chiến tranh Việt Nam, một cách không chuyên nghiệp, ngay những trang đầu của Trăm Việt trên vụng Định Mệnh tôi vô tình nhận ra ngay giọng nói và luận điệu của chính mình. Khác với kinh nghiệm trên thật tế của tác giả ngay giữa chiến trận cho đến "hồi kết tạm thời chiến tranh Việt Nam", tôi thuộc cái giai cấp chính trị kinh tế ngoài lề của xã hội Việt Nam sau 75 đã xuyên suốt nhiều năm tự "phong toả" mọi nguồn thông tin văn hoá phẩm báo chí tiếng Việt với cái lý do chính đáng là nền giáo dục của bên Thắng Cuộc tôi lỡ đã học được cần phải được tẩy bỏ và cả văn hoá tàn dư, với tư duy kẻ bại trận ở hải ngoại. Do đó, kiến thức về Việt Nam tôi phải tham khảo qua nguồn của phương Tây. Xã hội toàn cầu hoá, tự do truy cập thông tin làm cho con người ta không biết đâu là bạn là thù của kiến thức. Một cách rất khiêm nhường mà thú nhận là gần đây tôi có phát hiện về sinh hoạt văn hoá chính trị của một xã hội thể chế đã không còn. Nguyễn Mộng Giác là cái thứ nhất, và cuốn sách này là cái thứ hai. Với tôi, cuốn sách này không nhất thiết dạy lại những gì mình đã biết. Cái vấn đề là những tư duy nguy hiểm được đề ra trong sách trong thời chiến tranh mà với tôi phải bộc lộ lại với nhiều "yếu tố cản trở xã hội" trong thời bình trong một xã hội văn minh dân chủ là Hoa Kỳ 2017 cho thấy cả sự tinh tường gan dạ của tác giả trong khi chiến trận vẫn đang diễn ra thời bấy giờ và phần nào "soi bóng" lên một thực thể chính trị nay đã không còn. Bao nhiêu cái tiệc đám giổ khơi lòng quốc hận và giai thoại kẻ thất trận quả không bằng một cuốn sách để lại, cho những người, vô tình gồm cả tôi, thuộc thế hệ mù mờ về cái gì đã tồn tại trong quá khứ, còn gọi là thực thể giá trị con người văn hoá chế độ đi trước.